Giáo dục mở là một ý tưởng và hiện tượng của thời đại, đã và đang mở ra một trào lưu toàn cầu, đầy triển vọng cho công cuộc đổi mới đối với giáo dục và đào tạo; vẽ nên một viễn cảnh mới của giáo dục thế giới trong thế kỷ 21. Xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa đã đòi hỏi các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng phải tiếp cận giáo dục theo cách của giáo dục mở nếu muốn xây dựng nền kinh tế tri thức, muốn sử dụng được thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang đặt ra những thách thức cho nền giáo dục Việt Nam.
Khái niệm về Công nghiệp 4.0 (Industrie 4.0, hay là Industry 4.0) được lần đầu đưa ra khá khiêm tốn trong danh mục 10 dự án tương lai trong Kế hoạch hành động của Chiến lược Công nghệ cao 2020 của Chính phủ liên bang Đức (Kagermann, H., Wahlster, W., and Helbig, J., 2013). Cuộc cách mạng này có tác động mạnh mẽ đến đến tất cả các lĩnh vực trong xã hội, trong đó có giáo dục (WEF, 2016a). Bài báo này có mục đích phân tích toàn diện những đổi mới cần thiết mà giáo dục cần tiến hành trong bối cảnh mới này. Bài báo đề cập đến bản chất của giáo dục trong bối cảnh Cách mạng 4.0 như là sự đáp ứng ở mức độ cao của cá nhân hóa học tập. Đặc biệt, các phân tích được tập trung vào các đặc trưng được cho là đóng vai trò chủ đạo cho Giáo dục 4.0, đó là xây dựng chương trình theo tiếp cận xuyên ngành (transdisciplinary curriculum), tiếp cận vai trò nhà trường như một hệ sinh thái học tập(learning ecosystem) và tăng cường mức độ trải nghiệm trực tiếp thông qua công nghệ thực tế ảo (virtual reality). Cuối cùng, bài báo đưa ra một số khuyến cáo định hướng cho giáo dục Việt Nam trong thời gian sắp tới.
Mục đích bài viết là cung cấp thông tin, đề xuất một số giải pháp trong việc đổi mới phương thức dạy-học bằng hình thức trực tuyến trên cơ sở phân tích xu thế và thực trạng học tập trực tuyến qua thiết bị di động trên thế giới và khu vực châu Á trong bối cảnh hội nhập và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với tác động mạnh mẽ của công nghệ số nhằm duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và khắc phục thiên tai, đại dịch nói riêng làm ảnh hưởng đến giáo dục.
Dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, giảng viên ngoại ngữ tại các trường Công an nhân dân không chỉ dừng lại ở việc trang bị tri thức, kỹ năng ngoại ngữ cho học viên cần thiết sử dụng trong thời kỳ hội nhập. Giảng viên ngoại ngữ còn phải cần tự trang bị cho mình kiến thức về khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ ngoại ngữ, nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ phục vụ cho quá trình giảng dạy.
Câu chuyện “cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, viết tắt là CM 4.0 hay CMCN 4.0, được nói nhiều ở khắp hang cùng ngõ hẻm nước ta, trong đó có những lời tán dương, như “Việt Nam có thể đi đầu cách mạng công nghiệp 4.0”[1]. Vậy điều này thực hư ra sao?
Tại Mỹ, MIT vừa tuyên bố sẽ đầu tư khoảng 1 tỷ USD cho Schwarzman College of Computing – một trường mới đào tạo theo hướng tích hợp liên ngành, đồng thời cam kết cải cách mô hình quản trị để thích ứng với sự phát triển quá nhanh của lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 với những công nghệ mới, làm thay đổi nền tảng sản xuất, phát sinh thêm nhiều ngành nghề mới,.. đang diễn ra một cách mạnh mẽ và có ảnh hưởng đến từng cá thể, doanh nghiệp và đặc biệt môi trường giáo dục đại học - nơi trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nền công nghiệp 4.0.
Về giáo dục, đào tạo (GD, ĐT), năm học mới này, Bộ Quốc phòng tập trung đầu tư, xây dựng 4 học viện, nhà trường theo mô hình “nhà trường thông minh”. Cùng với đó, các trường tiếp tục hoàn chỉnh Đề án điều chỉnh quy trình, chương trình đào tạo cán bộ các cấp trong các nhà trường Quân đội (NTQĐ), đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, ngành Khoa học máy tính, Kĩ thuật máy tính mới là “lõi” và gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sau đó đến ngành Công nghệ thông tin.
Trên cơ sở các chương trình đào tạo tài năng, tiên tiến và chất lượng cao, từ năm nay, năm học 2017-2018, Trường ĐHBK Hà Nội sẽ bắt đầu mở chương trình đào tạo tinh hoa – ELITECH dành cho sinh viên ưu tú với mong muốn trở thành các chuyên gia giỏi, những nhà quản lý xuất sắc…
Là một ngành tác động chung đến nền kinh tế và ảnh hưởng sâu rộng đến các ngành khác, Điện tử – Viễn thông (ĐT–VT) đang đóng góp vai trò quan trọng, tích cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Đặc biệt, trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, ngành ĐT–VT ngày càng thu hút các bạn trẻ đam mê khoa học công nghệ và là một trong những ngành có nhu cầu nguồn nhân lực lớn nhất hiện nay.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (gọi tắt là công nghiệp 4.0) được dự báo sẽ tác động đến tất cả mọi khía cạnh của xã hội loài người, với tốc độ hết sức nhanh chóng. Đặc biệt có tác động mạnh mẽ đối với các cơ sở giáo dục, nơi đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thời đại.
Thiếu hụt nhân lực chất lượng cao, năng suất lao động thấp đang những thách thức lớn của Việt Nam trước cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (gọi tắt là công nghiệp 4.0). Rất nhiều cảnh báo xung quanh việc Việt Nam sẽ bị tụt lại phía sau nếu như không đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế khi tiến sâu vào công nghiệp 4.0 đã được đưa ra.
“Đại học 4.0” được xác định là mô hình đại học thông minh định hướng đổi mới sáng tạo, trong đó thành tố đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp là triết lý, mục tiêu và phương thức tạo ra giá trị gia tăng; còn thành tố thông minh là phương thức và điều kiện tổ chức thực hiện dựa vào các tiến bộ của công nghệ 4.0. Là trung tâm đại học đa ngành, đa lĩnh vực, ĐHQGHN đang phát huy những lợi thế để sớm xây dựng thành công theo mô hình đại học thông minh, đổi mới sáng tạo, đang nỗ lực nâng cao năng lực thích ứng với xu thế chuyển đổi của giáo dục đại học thế giới trong thời đại mới.
Mô hình đại học thông minh hiện đại nhất hiện nay là mô hình đại học ứng dụng các hệ thống thực-ảo (Cyber Physical System – CPS) và IoT. Các hệ CPS là đặc trưng tiêu biểu của môi trường công nghiệp 4.0, là cơ sở để thiết kế và xây dựng các mô hình nhà máy thông minh.
(ANTV) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp lễ 30/4 và 1/5.