Sự phát triển của lịch sử xã hội loài người tất yếu đưa đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), được dự báo sẽ làm thay đổi cơ bản lối sống, phong cách làm việc và cách thức giao tiếp của con người. Với nước ta, trong những lĩnh vực chịu sự tác động, lĩnh vực an ninh – quốc phòng (AN-QP) được xem là chịu sự tác động nhanh và mạnh. Bên cạnh những thách thức, cuộc cách mạng công nghiệp lần này thực sự là cơ hội, động lực to lớn thúc đẩy lĩnh vực AN-QP nước ta phát triển.
Sau mỗi cuộc cách mạng công nghiệp, xã hội biến chuyển sâu sắc. Từ xã hội nông nghiệp sang công nghiệp, đến xã hội tri thức và sang xã hội sáng tạo, những điều kiện học tập liên tục suốt đời ngày càng rộng mở. Trên nền tảng tài nguyên giáo dục mở, việc tự học của người lớn nếu được rèn luyện bền bỉ sẽ trở thành nguồn năng lượng cơ bản để người học có thể tự học suốt đời và có khả năng thích ứng cao trước mọi hoàn cảnh của cuộc sống.
Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và phẩm chất, vốn liên tục thay đổi trong môi trường lao động mới. Đây là yêu cầu cấp bách đặt ra cho nền giáo dục, nhất là giáo dục đại học.
“Giáo dục thông minh” hay “Giáo dục 4.0” đã và đang ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến giáo dục đại học nói chung, giáo dục lý luận chính trị (GDLLCT) nói riêng để đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động mới. Trên cơ sở tận dụng thế mạnh của công nghệ thông tin (CNTT), nhiều cơ sở giáo dục đại học trên thế giới đã và đang đổi mới toàn diện và theo đó “Giáo dục 4.0” - Mô hình phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Vì thế, việc nhận diện những biểu hiện và tác động của giáo dục 4.0 đối với GDLLCT để tiến hành đổi mới kịp thời, hiệu quả là vấn đề có tính tất yếu và cấp thiết hiện nay đối với các cơ sở đào tạo đại học ở nước ta hiện nay.
Ngày 27/9/2019, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Ban Biên tập Cổng Thông tin điện tử Học viện xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.
Một trong những thành quả, xu thế phát triển mới của nhân loại trong thập niên thứ hai của thế kỷ 21 là sự ra đời,phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0). Theo ông Klaus Schwab, người sáng lập và là Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới, bản chất của Cách mạng công nghiệp 4.0 rất khác so với các cuộc cách mạnh công nghiệp trước đó
Học tập kinh nghiệm ứng phó của các nước khác, đặc biệt là các nước đi trước trong CMCN 4.0 là hết sức quan trọng, giúp Việt Nam có thể tránh được những vấn đề mà các nước đó gặp phải.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN4) đã và đang tác động tới mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội. Những tác động này không chỉ giới hạn ở những cái chúng ta làm gì và làm như thế nào mà còn tới vấn đề chúng ta là ai.
Con đường hướng tới sự thịnh vượng của Việt Nam đòi hỏi phải tăng năng suất liên tục với định mức tăng trưởng hàng năm 6-7%. Để đạt được mục tiêu này trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ và kỹ thuật, chúng ta cần phải dựa vào nền kinh tế tri thức với nguồn vốn nhân lực chất lượng cao.
Cách mạng 4.0 đã và đang mang đến sự thay đổi lớn trong đời sống của người dân Việt Nam. Sự tiện dụng của Grab, khả năng cập nhật 24/24 của Facebook, hay sự đa dạng về nội dung của YouTube thúc đẩy xã hội tiến tới thời đại mới của khởi nghiệp điện toán (Vuong, 2019). Ở đó, mỗi cá nhân đều có cơ hội để khởi nghiệp thông qua sự kết nối đến khắp mọi nơi trên thế giới của Internet và sức mạnh tính toán nằm gọn trong long bàn tay.
Khi nói đến giáo dục trong tương lai tức là nói đến giáo dục trong một thời kì mà công nghệ thông tin xâm nhập rất mạnh vào giáo dục. Sự xâm nhập này có thể tạo ra một số thay đổi lớn và những xu thế sau:
Trào lưu giáo dục mở đầu thế kỷ 21 đã và đang lan rộng từ Bắc xuống Nam bán cầu, thể hiện sự quan tâm của toàn thế giới về hiện tượng giáo dục đặc biệt này ở cả nước phát triển lẫn nước đang phát triển. Tuy nhiên, việc phát triển các hướng tiếp cận đòi hỏi phải đi sâu tìm hiểu hơn nữa về nội hàm, ý nghĩa của thuật ngữ giáo dục; cách hiểu và công nhận, cũng như ảnh hưởng cụ thể chính sách giáo dục mở và biểu hiện của giáo dục mở trong thực tế.
Trong kỷ nguyên số hóa, giáo dục đại học (GDĐH) sẽ thay đổi sâu rộng từ môi trường giáo dục, vai trò của người dạy, người học đến phương pháp dạy học. Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với thách thức lớn về thiếu hụt lao động trình độ cao, có chuyên môn, kỹ năng.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đưa tới nền kinh tế thông minh. Đây sẽ là bước ngoặt, bước tiến lớn trong lịch sử phát triển của nhân loại. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra những thách thức lớn đối với nhiều quốc gia, nhiều đối tượng xã hội, trên nhiều lĩnh vực. Các thành tựu khoa học - công nghệ trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm cho tài nguyên thiên nhiên, lao động phổ thông giá rẻ ngày càng mất lợi thế. Việc làm rõ những vấn đề đặt ra và đưa ra những định hướng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư thời gian tới là cấp bách và thiết thực.
(ANTV) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp lễ 30/4 và 1/5.